Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

Chia sẻ phương pháp làm bài thi trắc nghiệm vật lí

PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ

     Ngày nay phương pháp kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan đang được nhiều bộ môn sử dụng để kiểm tra quá trình học tập của học sinh trong nhiều kì thi và kiểm tra. Việc giải một đề trắc nghiệm không khó. Nhưng nếu chúng ta không có phương pháp cụ thể để giải đề trắc nghiệm khách quan thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nay với bài viết này, GG xin chi sẻ một vài kinh nghiệm mong rằng sẽ giúp ích được cho các bạn đọc. Nhưng hiển nhiên là thí sinh phải học bài nhé 😜😛😛😛, nếu không học bài kĩ thì những chia sẽ bên dưới sẽ không đạt hiệu quả cao.
     GG xin trao đổi một số kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm Vật lí như sau:
1. Dành 5 phút đầu để đọc đề, xác định những câu hỏi mà ta có thể làm được, nhớ rõ lí thuyết nhất.
2. Làm bài từ những câu dễ nhất đến khó nhất. Tại sao lại như vậy? Theo kinh nghiệm bản thân, GG chia sẻ như sau. Vì khi làm từ dễ đến khó, chúng ta dễ nhận dạng kiến thức và làm bài nhanh chóng, chính xác cao. Từ đó, ta có cảm giác tự tin hơn, tâm lí sẽ tự tin hơn để làm những câu tiếp theo.
3. Nên dùng phương pháp loại trừ để làm câu trắc nghiệm. 
Ví dụ 1: Động lượng của một chất điểm không đổi khi chất điểm chuyển động
      A. thẳng đều.
      B. tròn đều.
      C. thẳng biến đổi đều.
      D. tròn đều.
      Đáp án: lựa chọn A. thẳng đều.
Chúng ta thấy rõ, chuyển động thẳng biến đổi đều và rơi tự do có vận tốc thay đổi nên chắc chắn động lượng sẽ thay đổi nên loại ngay hai lựa chọn này. Đến đây, ta còn 2 lựa chọn tròn đều và thẳng đều. Nếu đến đây các bạn bí thì đánh lụi A hoặc B. Nhưng nếu các bạn chịu phân tích thêm, động lượng là đại lượng vectơ nên khi không đổi thì cả khối lượng và vectơ vận tốc phải không đổi. Trong hai chuyển động trên, chỉ có chuyển động thẳng đều là đáp ứng được 2 điều kiện này. Chúng ta chọn A.
4. Không được bỏ sót câu trắc nghiệm nào, phải tô hết các câu trắc nghiệm. Do trắc nghiệm có tính hên - xui nên đánh lụi vẫn hơn. Ai biết được trúng thì sao!!! 😀😀😀
5. Hỏi cái gì, trả lời cái đó. Đới với những câu trắc nghiệm khó, ta đi thẳng vào câu hỏi, xem đề yêu cầu chúng ta tính cái gì. Từ đó, chúng ta viết công thức tính đại lượng đó và nhìn xem đại lượng nào còn thiếu. Tiếp theo đi tìm đại lượng còn thiếu. Cuối cùng, chúng ta tính ra đại lượng đề bài yêu cầu.
6. Không nên đánh lụi hết 1 lựa chọn. Vì lí do đáp án cho các lựa chọn không bằng nhau.

     Trên đây là một vài kinh nghiệm mà GG muốn chia sẻ với các bạn. Nhưng tóm lại, chúc ta cần phải chuẩn bị cho mình kiến thức thật vững, phải rèn luyện bài tập nhiều thì mới có kinh nghiệm, kĩ năng phân tích đề, phải bắt buộc làm được những câu cơ bản đến trung bình - khá. Thử nghĩ xem, nếu chúng ta không làm được những câu dễ thì có làm được câu khó hay không.
     Lời cuối, GG thân chúc các bạn nhiều sức khỏe, luôn bình tĩnh và sẽ có kết quả hài lòng với các kì thi sắp tới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét