Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2017

Bài tập phụ đạo HKI (lí cơ) 2016 - 2017

Bài tập phụ đạo (29/12/2016): https://drive.google.com/file/d/0B-bvifn037zteTlHTFVQN3AwbUE/view?usp=sharing

Thông báo hoạt động ngoại khóa quấn máy biến áp

THÔNG BÁO

V/v tổ chức hoạt động ngoại khóa hướng dẫn HS dự bị đại học dân tộc và diện 30a quấn máy biến áp.

     Nhằm tạo một hoạt động học tập tích cực, hấp dẫn, bổ ích cho học sinh hệ dự bị đại học dân tộc và diện 30a trong năm học 2016 - 2017, Bộ môn Vật lí tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh quấn máy biến áp.
    I. Đối tượng tham gia
Học sinh hệ dự bị đại học dân tộc và diện 30a thuộc khối A, A1 đang học tại trường trong năm học 2016 - 2017.

     II. Hình thức tham gia
Học sinh đăng kí, tham gia theo lớp.

     III. Yêu cầu sản phẩm
Mỗi lớp chuẩn bị 2 sản phẩm: 1 bài báo tường về máy biến áp và 1 máy biến áp do học sinh các lớp tự làm. Yêu cầu cụ thể như sau

  • Bài báo tường phải thể hiện đúng nội dung về máy biến áp, bố cục rõ ràng, hấp dẫn.
  • Máy biến áp phải sử dụng được với điện xoay chiều 220V - 50 Hz (điện dân dụng).

     IV. Thời gian thực hiện dự kiến

  • Các lớp đăng kí từ ngày 06/02/2017 đến ngày 10/02/2017 cho thầy Nghĩa.
  • Thời gian thực hiện sản phẩm (dự kiến) từ 13/02/2017 đến ngày 03/04/2017.

     V. Kinh phí và giải thưởng

  • Nhà trường sẽ hỗ trợ kinh phí cho mỗi lớp, thông tin chi tiết sẽ thông báo sau.
  • Giải thưởng gồm: 1 giải nhất, 1 giải nhì và 2 giải ba.
      Đây là hoạt động vô cùng bổ ích và sát với thực tế, Bộ môn Vật lí rất mong sự tham gia đông đảo, nhiệt tình và tham gia với tinh thần ham học hỏi từ tất cả các em.



                                                                                                TP.HCM, ngày 08 tháng 01 năm 2017
                                                                                                                    GV phụ trách


                                                                                                                    Lâm Chí Nghĩa

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2017

Kết quả kiểm tra thí nghiệm vật lí

     Sau bốn buổi thi nghiêm túc và nhiều gian khổ, khó khăn, học sinh các lớp K27A1, K27A2, K27A3 và K27A4 đã thực hiện xong phần kiểm tra thí nghiệm của mình. Sau khi làm bài thi, nhiều bạn cũng phấn khởi về bài làm của mình, nhưng cũng có bạn không hài lòng. Và đây là kết quả kiểm tra của bốn lớp trên. Chúng ta tham khảo xem công sức đã bỏ ra có sứng đáng với kết quả này hay không.


Điểm kiểm tra thí nghiệm lí K27A1

 Hình 1. Kết quả kiểm tra thí nghiệm vật lí lớp K27A1

Điểm kiểm tra thí nghiệm lí K27A2
Hình 2. Kết quả kiểm tra thí nghiệm vật lí lớp K27A2

Điểm kiểm tra thí nghiệm lí K27A3
Hình 3. Kết quả kiểm tra thí nghiệm vật lí lớp K27A3

Điểm kiểm tra thí nghiệm lí K27A4
Hình 4. Kết quả kiểm tra thí nghiệm vật lí lớp K27A4

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

Chia sẻ phương pháp làm bài thi trắc nghiệm vật lí

PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ

     Ngày nay phương pháp kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan đang được nhiều bộ môn sử dụng để kiểm tra quá trình học tập của học sinh trong nhiều kì thi và kiểm tra. Việc giải một đề trắc nghiệm không khó. Nhưng nếu chúng ta không có phương pháp cụ thể để giải đề trắc nghiệm khách quan thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nay với bài viết này, GG xin chi sẻ một vài kinh nghiệm mong rằng sẽ giúp ích được cho các bạn đọc. Nhưng hiển nhiên là thí sinh phải học bài nhé 😜😛😛😛, nếu không học bài kĩ thì những chia sẽ bên dưới sẽ không đạt hiệu quả cao.
     GG xin trao đổi một số kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm Vật lí như sau:
1. Dành 5 phút đầu để đọc đề, xác định những câu hỏi mà ta có thể làm được, nhớ rõ lí thuyết nhất.
2. Làm bài từ những câu dễ nhất đến khó nhất. Tại sao lại như vậy? Theo kinh nghiệm bản thân, GG chia sẻ như sau. Vì khi làm từ dễ đến khó, chúng ta dễ nhận dạng kiến thức và làm bài nhanh chóng, chính xác cao. Từ đó, ta có cảm giác tự tin hơn, tâm lí sẽ tự tin hơn để làm những câu tiếp theo.
3. Nên dùng phương pháp loại trừ để làm câu trắc nghiệm. 
Ví dụ 1: Động lượng của một chất điểm không đổi khi chất điểm chuyển động
      A. thẳng đều.
      B. tròn đều.
      C. thẳng biến đổi đều.
      D. tròn đều.
      Đáp án: lựa chọn A. thẳng đều.
Chúng ta thấy rõ, chuyển động thẳng biến đổi đều và rơi tự do có vận tốc thay đổi nên chắc chắn động lượng sẽ thay đổi nên loại ngay hai lựa chọn này. Đến đây, ta còn 2 lựa chọn tròn đều và thẳng đều. Nếu đến đây các bạn bí thì đánh lụi A hoặc B. Nhưng nếu các bạn chịu phân tích thêm, động lượng là đại lượng vectơ nên khi không đổi thì cả khối lượng và vectơ vận tốc phải không đổi. Trong hai chuyển động trên, chỉ có chuyển động thẳng đều là đáp ứng được 2 điều kiện này. Chúng ta chọn A.
4. Không được bỏ sót câu trắc nghiệm nào, phải tô hết các câu trắc nghiệm. Do trắc nghiệm có tính hên - xui nên đánh lụi vẫn hơn. Ai biết được trúng thì sao!!! 😀😀😀
5. Hỏi cái gì, trả lời cái đó. Đới với những câu trắc nghiệm khó, ta đi thẳng vào câu hỏi, xem đề yêu cầu chúng ta tính cái gì. Từ đó, chúng ta viết công thức tính đại lượng đó và nhìn xem đại lượng nào còn thiếu. Tiếp theo đi tìm đại lượng còn thiếu. Cuối cùng, chúng ta tính ra đại lượng đề bài yêu cầu.
6. Không nên đánh lụi hết 1 lựa chọn. Vì lí do đáp án cho các lựa chọn không bằng nhau.

     Trên đây là một vài kinh nghiệm mà GG muốn chia sẻ với các bạn. Nhưng tóm lại, chúc ta cần phải chuẩn bị cho mình kiến thức thật vững, phải rèn luyện bài tập nhiều thì mới có kinh nghiệm, kĩ năng phân tích đề, phải bắt buộc làm được những câu cơ bản đến trung bình - khá. Thử nghĩ xem, nếu chúng ta không làm được những câu dễ thì có làm được câu khó hay không.
     Lời cuối, GG thân chúc các bạn nhiều sức khỏe, luôn bình tĩnh và sẽ có kết quả hài lòng với các kì thi sắp tới.

Bài tập ôn tập HKI năm học 2016 - 2017

Bài tập trực tuyến tham khảo cách làm bài trắc nghiệm và ôn tập những câu hỏi lí thuyết, vận dụng cơ bản nhất:

Bài tập trực tuyến ôn Dao động điều hòa từ cơ bản đến nâng cao: