Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

KHẢO SÁT VIỆC HỌC THỰC HÀNH VẬT LÍ TẠI TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC TP.HCM

     Nhằm đánh giá lại quá trình dạy học vật lí tại trường Dự bị đại học TP.Hồ Chí Minh, chúng tôi phải đánh giá từ nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng. Phải đánh giá từ việc học lí thuyết trên lớp và việc học thực hành tại phòng thí nghiệm. Ngoài việc tự đánh giá, đánh giá chéo của đội ngủ giáo viên trong bộ môn, cần phải lấy ý kiến phản hồi từ các bạn học sinh.
Với mục đích nhằm đánh giá lại quá trình dạy học thực hành vật lí, chúng tôi tiến hành làm cuộc khảo sát này. Chúng tôi kì vọng sẽ nhận được sự phản hồi chân thành, đóng góp ý kiến xây dựng từ các bạn. Ý kiến của các bạn sẽ được ghi nhận nhằm xem xét, đánh giá lại quá trình dạy học thực hành vật lí tại trường.
     Chân thành cám ơn các bạn đã hợp tác.

     Để làm bài khảo sát các bạn chọn vào    đây.

Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

KẾT QUẢ THI THÍ NGHIỆM VẬT LÍ NĂM HỌC 2017-2018

Trải qua hơn một tháng học tập nghiêm túc, các bạn học sinh - sinh viên khối A, A1 đã trải qua kì kiểm tra thí nghiệm vật lí. Đối với đa số các bạn có lẻ sẽ hài lòng với kết quả này. Nhưng số ít các bạn cần phải cố gắng hơn trong các kì kiểm tra-thi sắp tới.
Có những điều cần nhắc nhở các bạn để làm bài tốt hơn trong các kì kiểm tra, thi lí thuyết của môn lí và các môn khác, cụ thể như sau:
1. Các bạn phải ghi nhớ công thức và đơn vị của từng đại lượng trong công thức tính toán.
2. Tính toán, làm tròn số cẩn thận.
3. Cần chuẩn bị bài, học bài kĩ hơn.
4. Khi làm bài thi, các bạn phải ghi đầy đủ thông tin của mình trong giấy thi, tránh việc bị mất bài.
5. Đọc đề kĩ hơn và phải xác định được yêu cầu của đề bài.

Chúc các bạn thành công!!

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH VẬT LÍ

          Để hỗ trợ các bạn học sinh  trong việc ôn tập, thực hành các bài thí nghiệm vật lí, bộ môn Vật lí thực hiện việc biên soạn thêm tài liệu ôn tập có hình ảnh để việc ôn tập dễ dàng hơn ngay cả khi không có mặt trong phòng thí nghiệm.

          Theo chương trình thí nghiệm vật lí dự bị đại học TP. HCM tập trung vào 3 bài thí nghiệm thực hành:
     Bài 1: Khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn.
     Bài 2: Khảo sát mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp.
     Bài 3: Đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa.

          Dưới đây là link tải tài liệu bổ trợ, các bạn có thể tải về để tiện cho việc ôn tập.

https://drive.google.com/file/d/1RGG0Spf3Ml5R0zS-lFlkINz6c9l2uMwl/view?usp=sharing

           Chúc các bạn ôn tập hiệu quả và làm bài tốt trong kì kiểm tra thực hành sắp tới.

Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2017

CÔNG TRÌNH MÁY BIẾN ÁP CỦA HS DỰ BỊ ĐẠI HỌC TP.HCM

          Trải qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu hơn một tháng, các bạn học sinh khối A, A1 khóa 27 trường Dự bị Đại học TP.HCM đã hoàn thành xong công trình của mình. Các bạn đều xuất sắc trong các khâu tìm hiểu lí thuyết và hoàn thành sản phẩm của mình.
          Mỗi đội đều hoàn thành hai sản phẩm bao gồm một bài báo tường và một máy biến áp do chính các bạn tự quấn dây và vào thép.
          Sản phẩm của mỗi đội đều có nét đặc sắc riêng. 
Đội K27A1
 Hình 1. Đội K27A1 với thành quả của mình.

 
Đội K27A2
 Hình 2. Đội K27A2 với thành quả của mình

 Hình 3. Đội K27A3 với thành quả của mình.
 
Máy biến áp các đội
 Hình 4. Sảnh phẩm máy biến áp tự làm từ các đội thứ tự từ trái sang phải là
 K27A2, K27A1 và K27A3.
 
kiểm tra máy biến áp
Hình 5. Thầy trò cùng nhau chạy thử máy biến áp do các đội tự làm.

Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2017

QUAN SÁT MẶT TRĂNG THÁNG 4 BẰNG KÍNH THIÊN VĂN

        Với mục đích tạo cơ hội cho các bạn học sinh trường Dự bị Đại học TP.HCM tiếp cận với các thiết bị mới lạ và học hỏi thêm kiến thức mới cũng như trải nghiệm thực tế, bộ môn Vật lí tiếp tục tổ chức buổi quan sát Mặt Trăng bằng kính thiên văn.
         Đợt một diễn ra trong học kì một và cũng chưa có cơ hội lưu lại những khoảnh khắc các bạn học sinh thích thú khi được quan sát Mặt Trăng bằng kính thiên văn và ống nhòm.
        Đợt hai diễn ra vào tối chủ nhật ngày 09/04/2017 và dự kiến kéo dài đến hết tối thứ tư ngày 12/04/2017. Tuy hoạt động đợt hai diễn ra khá bất ngờ, nhưng cũng huy động được lực lượng kha khá các bạn học sinh tham gia. Trong buổi quan sát, ngoài Mặt Trăng, các bạn cũng đã quan sát được một thiên thể khác trong hệ Mặt Trời. Đây được xem là một bước phát triển mới trong hiểu biết của học sinh.
        Một số hình ảnh của buổi ngắm Mặt Trăng tháng 4 bằng kính thiên văn và ống nhòm.







Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

ÔN TẬP CẤU TẠO HẠT NHÂN VÀ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN

44 câu hỏi trắc nghiệm giúp HS ôn tập nội dung Cấu tạo hạt nhân và Phản ứng hạt nhân.
Link làm bài tập trực tuyến: https://goo.gl/forms/g2vDNRCC54smJx1D2
Link tải bài tập dạng PDF: https://drive.google.com/open?id=0B-bvifn037ztTTZKVktTY3AtMmc
Chúc các bạn ôn tập thành công.
Mọi thắc mắc các bạn có thể phản hồi trực tiếp trên trang blog hoặc gặp tác giả để trao đổi.